CNA AGRIMEX - Vietnam' professional fruits exporter

Welcome to Vietnam Fruits World

About Image

CNA AGRIMEX

VIETNAM

Tel: +84981691314

CNA AGRIMEX - Vietnam' Professional Fruits Exporter

We are committed to shaping a resilient and sustainable fruit export value chain, striving to be a leading force in the global market. By integrating strict quality control, continuous innovation, and cost efficiency, we deliver premium fruit products that meet and exceed international standards. Our strategic investments in raw material sourcing and cultivation areas ensure traceability, food safety, and compliance with global certifications. We embrace sustainable practices, protect the environment, and actively promote gender equality by empowering female employees across all levels. Our vision is to grow into a forward-thinking, responsible enterprise that creates long-term value for our customers, communities, and partners worldwide.

What we do

  • Fresh Fruits

We have all the standards certifications

  • Dried Fruits

Sublimation dryer system, vacuum drying

  • Frozen Fruits

Modern IQF machinery system

  • Fruits Juice

A team of highly qualified experts and technicians in each field

  • fruits farm

Linking raw material areas, unifying models, production processes, production plans

  • Fruits Processing

Products packing, canning, OEM, good quality control

CERTIFICATE

HACCP - ISO 22000

GLOBALGAP

FDA

GACC

Certification of Growing Area

Factory Certification

Latest News

Campuchia vừa ký nghị định thư với Trung Quốc, cho phép nước này xuất khẩu tổ yến, sầu riêng và cá sấu nuôi sang thị trường tỷ dân.



Đây là một phần trong tổng số 37 thỏa thuận hợp tác giữa hai nước được ký kết gần đây, bao gồm các lĩnh vực đầu tư, thương mại, giáo dục, tài chính, y tế và nông nghiệp, theo Khmer Times.

Ngay lập tức, Tổng cục Nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia (MAFF) đã kêu gọi các chủ đồn điền sầu riêng, cộng đồng nông dân và các đơn vị chế biến, đóng gói sầu riêng tươi đăng ký xuất khẩu sang Trung Quốc.

Cục đã ban hành thông báo kêu gọi những người tham gia sản xuất, chế biến và xuất khẩu sầu riêng tươi nộp đơn đăng ký. Sau khi tiếp nhận đơn, các chuyên gia sẽ được phân công hướng dẫn kỹ thuật và tiến hành đánh giá theo quy trình của nghị định thư. "Tổng cục Nông nghiệp có kế hoạch gửi danh sách các đồn điền sầu riêng tươi và các nhà máy chế biến, đóng gói cho phía Trung Quốc vào tháng 5 năm 2025 để xem xét và đánh giá trước khi bắt đầu xuất khẩu chính thức", cục nêu rõ.

Tổng cục Nông nghiệp, với tư cách là cơ quan kỹ thuật hàng đầu trong các cuộc đàm phán về kiểm dịch thực vật, tạo điều kiện cho các loại cây trồng của Campuchia, bao gồm sầu riêng, tiếp cận thị trường quốc tế như Trung Quốc. Thứ trưởng Ngoại giao kiêm người phát ngôn của Bộ Khim Finan nhấn mạnh nhu cầu nông dân phải nộp đơn đăng ký cho trang trại và cơ sở của họ. Các chuyên gia sẽ đánh giá những đơn này theo các thông số kỹ thuật của giao thức trước khi chuyển danh sách cho cơ quan hải quan Trung Quốc để kiểm tra cuối cùng.

Finan lưu ý, "Việc xuất khẩu tổ yến và sầu riêng tươi sang Trung Quốc sẽ bắt đầu vào năm nay. Bộ dự đoán rằng hoạt động xuất khẩu này sẽ giúp mở rộng thị trường nông nghiệp của Campuchia, tăng thu nhập cho nông dân và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quốc gia thông qua lĩnh vực nông nghiệp".

Hầu hết sầu riêng được trồng ở Battambang, Kampot, Pursat và một số tỉnh Kampong Cham, Tbong Khmum, Koh Kong và Ratanakkiri. Vùng trồng sầu riêng truyền thống ở tỉnh Kampot với quy mô nhỏ bằng các giống địa phương và áp dụng kỹ thuật canh tác quảng canh, ít sử dụng hóa chất nên giá bán sầu riêng Campuchia thường cao hơn sầu riêng nhập khẩu từ Việt Nam hay Thái Lan khoảng 20%.

Hiện Campuchia có tổng cộng 5.289 ha đất trồng sầu, trong đó đã đưa vào sản xuất 3.403 ha, sản lượng hàng năm đạt 36.656 tấn. So với sản lượng của Việt Nam, con số này còn kém xa.

Việc Campuchia chính thức được cấp phép xuất khẩu sầu riêng vào thị trường Trung Quốc sẽ khiến cuộc đua xuất khẩu vào đất nước tỷ dân này sẽ diễn ra ngày càng khốc liệt.

Theo thống kê từ cơ quan Hải quan Trung Quốc, hai tháng đầu năm nay, quốc gia này chi hơn 120 triệu USD để nhập khẩu 22.980 tấn sầu riêng nguyên quả, giảm mạnh 56,8% về lượng và giảm 57,8% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Philippines là 4 nhà cung cấp sầu riêng chính cho thị trường Trung Quốc, tăng thêm một thị trường so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu sầu riêng từ Việt Nam và Thái Lan.

 (Thanh tra) - Sầu riêng đông lạnh là mặt hàng xuất khẩu (XK) tiềm năng do ít gặp rào cản kỹ thuật và dễ dàng tiếp cận mọi địa phương tại Trung Quốc. Đây được xem là hướng đi mới đầy triển vọng, đưa sầu riêng Việt Nam vươn xa hơn trên thị trường quốc tế. Để phát triển thị trường, doanh nghiệp cần tuân thủ quy định của nước nhập khẩu.

Thêm cơ hội cho sầu riêng đông lạnh



Ngoài phục vụ nhu cầu tiêu thụ tại thị trường nội địa, lượng rất lớn sầu riêng còn được XK sang Trung Quốc, Thái Lan và các thị trường khác. Các mặt hàng quả tươi bao giờ cũng có sản phẩm không đủ tiêu chuẩn để XK tươi, do đó phải chuyển sang bóc múi hoặc cấp đông để XK đông lạnh hoặc các dạng chế biến khác. Sầu riêng đông lạnh sẽ là sản phẩm phụ trợ rất quan trọng trong ngành sầu riêng của Việt Nam.

Vì thế, Việt Nam đã đàm phán XK sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc. Theo đó, cùng với sầu riêng tươi, ngày 19/8/2024, Nghị định thư về XK sầu riêng đông lạnh chính thức được ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc đã mở thêm cánh cửa mới đối với trái sầu riêng Việt Nam.

Cụ thể, tháng 3/2025 lô hàng 24 tấn sầu riêng đông lạnh từ Đăk Lăk đã được hoàn tất thủ tục XK sang Trung Quốc. Đây là lô hàng đông lạnh đầu tiên được XK sau khi Việt Nam và Trung Quốc ký nghị định thư xuất nhập khẩu vào tháng 8/2024. Sự kiện này mở ra triển vọng mới cho ngành hàng tỷ USD này, đặc biệt trong bối cảnh XK sầu riêng tươi đang gặp nhiều thách thức.

Để XK sản phẩm đông lạnh sang thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt cần tuân thủ quy trình nghiêm ngặt. Một điểm đáng lưu ý là Trung Quốc phân loại và quản lý sầu riêng đông lạnh và sầu riêng tươi theo hai quy chuẩn hoàn toàn khác biệt. Sầu riêng tươi chịu sự quản lý nghiêm ngặt về mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói theo Nghị định thư riêng.

Đặc biệt, phía Trung Quốc rất quan tâm đến công tác kiểm soát sinh vật gây hại, từ khâu sản xuất tại vùng trồng cho đến các biện pháp xử lý kỹ thuật tại cơ sở chế biến, đóng gói. Sầu riêng tươi thường xuyên đối mặt với các rào cản kiểm tra nghiêm ngặt về Cadimi và chất vàng O, nhưng sầu riêng tách múi đông lạnh gần như không gặp rào cản này qua kiểm nghiệm thực tế tại Đắk Lắk. Đây là lợi thế quan trọng giúp sản phẩm vượt qua các yêu cầu kỹ thuật khắt khe.



Sầu riêng đông lạnh được xem là thực phẩm, phía nước nhập khẩu có cách quản lý khác là theo quy định của Lệnh 248 về quy định Quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu và Lệnh 249 về biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu của Cục Hải quan Trung Quốc và thực hiện đăng ký cơ sở đóng gói, cơ sở sản xuất thực phẩm tại nước ngoài. Đây là một hình thức quản lý khác hoàn toàn so với quản lý sầu riêng tươi.

Thêm vào đó, sản phẩm đông lạnh còn tận dụng nguồn nguyên liệu đa dạng, bao gồm cả trái nhỏ hoặc không đạt chuẩn thẩm mỹ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Điều này giúp giải quyết tình trạng ùn ứ nông sản và tránh "được mùa mất giá". Với ưu thế bảo quản dài ngày lên đến 12 tháng, sầu riêng đông lạnh có thể vươn xa tới nhiều khu vực nội địa Trung Quốc, phá vỡ giới hạn phân phối chỉ tập trung ở các tỉnh phía Nam như đối với sầu riêng tươi.

Tháng 10 mới là vào vụ thu hoạch loại “trái cây vua” này ở những vùng trồng có sản lượng lớn như Gia Lai và Lâm Đồng. Sầu nghịch vụ ở các tỉnh miền Tây cũng sẽ cho thu hoạch vào các tháng cuối năm nay. Ước tính, sản lượng sầu riêng của nước ta có thể đạt trên 1,2 triệu tấn trong năm nay.

Để sầu riêng đông lạnh XK sang thị trường Trung Quốc, ông Nguyễn Quang Hiếu - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) lưu ý, quy định chung, sầu riêng đông lạnh phải được cấp đông ở nhiệt độ -35 độ C, trong thời gian tối thiểu 1 giờ và sau đó phải được bảo quản lạnh trong suốt quá trình lưu kho, vận chuyển XK ở nhiệt độ -18 độ C. Đây là những điều kiện kỹ thuật mà doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể làm được và khả thi, đồng thời, khuyến khích các đơn vị đầu tư vào công nghệ mới để chất lượng sản phẩm tốt hơn.

Về thế mạnh của sầu riêng đông lạnh, ông Hiếu cho biết, sầu riêng tươi chỉ có 30% là cơm, 70% là hạt, vỏ phải loại bỏ, gây ô nhiễm môi trường. Người tiêu dùng ở Trung Quốc sẽ sớm chuyển sang sản phẩm đông lạnh, vì nó phù hợp hơn. Sầu riêng đông lạnh có thời gian bảo quản dài, có thể sử dụng luôn hoặc dùng làm nguyên liệu cho sản phẩm khác.

Hiện các doanh nghiệp Đắk Lắk đang tích cực chuẩn bị hồ sơ XK sầu riêng đông lạnh sang thị trường Trung Quốc sau khi lô hàng đầu tiên thành công. Hiện tại, hơn 20 doanh nghiệp Việt Nam đã được GACC cấp phép XK sầu riêng đông lạnh vào Trung Quốc. Đây là thị trường có nhu cầu tiêu thụ rất lớn, không chỉ để ăn tươi mà còn để chế biến thành bánh kẹo, kem, thậm chí làm nguyên liệu nấu lẩu. Dự báo trong thời gian tới, sản lượng sầu riêng đông lạnh XK sang Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng nhanh.

 TPO - Trung Quốc hiện tiêu thụ khoảng 91% tổng lượng sầu riêng toàn cầu, với nguồn cung chủ yếu đến từ Thái Lan và Việt Nam. Tuy nhiên, "chiếc bánh" thị phần sầu riêng Trung Quốc hiện đang bị cạnh tranh mạnh bởi các nước Đông Nam Á.


Thị trường sầu riêng tại Trung Quốc được chuyên gia đánh giá đang tăng trưởng ổn định và sớm đạt quy mô 10 tỷ USD. Trong khi Trung Quốc đang tích cực tìm kiếm thêm nguồn cung mới để đa dạng hóa thị trường nhập khẩu.

Theo thống kê từ cơ quan hải quan Trung Quốc, trong 2 tháng đầu năm, quốc gia này chi hơn 120 triệu USD để nhập khẩu 22.980 tấn sầu riêng nguyên quả, giảm 56,8% về lượng và giảm 57,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, 4 nhà cung cấp sầu riêng chính cho thị trường Trung Quốc gồm: Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Philippines.

Trong 2 tháng đầu năm, thị phần sầu riêng của Việt Nam tại Trung Quốc đã giảm mạnh xuống còn 37%, so với mức 61,7% cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, Thái Lan đã gia tăng lên 62,3%, so với mức 36,9% cùng kỳ năm trước, vượt Việt Nam giành lại vị trí đầu bảng. Đứng ở vị trí thứ ba là Malaysia với 0,6% và Philippines ở vị trí thứ tư với 0,2%.

Theo Hiệp hội rau quả Việt Nam, nguyên nhân chính khiến sầu riêng Việt Nam để "hụt miếng bánh lớn" vì nước này tăng cường kiểm soát chất lượng mặt hàng sầu riêng từ đầu năm nay. Ngoài các tiêu chí kỹ thuật như dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng (đặc biệt là Cadimi), Trung Quốc còn kiểm tra gắt gao các chất cấm như vàng O, tỷ lệ kiểm định từng lô hàng xuất khẩu bị nâng từ 10% lên 100%.

Việc tăng cường kiểm định khiến thời gian thông quan kéo dài gấp nhiều lần, có khi lên đến một tuần. Không ít lô hàng dù vượt qua kiểm tra tại Việt Nam nhưng bị hư hỏng khi đến chợ đầu mối ở Trung Quốc do chờ đợi quá lâu.

Hiệp hội rau quả Việt Nam nhận định, mục tiêu 3,5 tỷ USD xuất khẩu sầu riêng trong năm 2025 đang đứng trước nguy cơ không thể đạt được nếu tình trạng hiện tại tiếp diễn.

Cuộc đua giành thị phần

Trong bối cảnh Trung Quốc đang tích cực tìm kiếm thêm nguồn cung mới để đa dạng hóa thị trường nhập khẩu sầu riêng, nhiều nước Đông Nam Á ngay lập tức tranh thủ cơ hội giành lấy thị phần ở ngành hàng tỷ đô này. Trong đó, Malaysia tập trung sản xuất những sản phẩm chất lượng cao nhất, hướng đến giới siêu giàu.

Theo SCMP, để phục vụ cho giới siêu giàu Trung Quốc, người nông dân trồng sầu riêng tại Malaysia luôn để trái cây chín tự nhiên rụng xuống gốc rồi mới thu hoạch.

Ngay sau khi thu hoạch, sầu riêng tươi Malaysia chín tự nhiên được vận chuyển bằng đường hàng không đến Trung Quốc chỉ trong vòng 48 giờ. Với thời gian vận chuyển ngắn, giúp trái sầu riêng giữ nguyên được độ tươi ngon khi đến tay người tiêu dùng của đất nước tỷ dân.

Đây là một lợi thế cạnh tranh trong cuộc đua giành thị phần của ngành hàng tỷ đô này, đặc biệt khi người tiêu dùng Trung Quốc ngày càng khắt khe với chất lượng và nguồn gốc thực phẩm.

Ông Sam Tan - Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu sầu riêng Malaysia - cho biết thị trường Trung Quốc hiện đang nghiêng về các sản phẩm chín tự nhiên, không hóa chất. Ông cũng đề xuất Chính phủ ban hành quy định cấm thu hoạch sớm để bảo toàn chất lượng và uy tín của sầu riêng Malaysia trên thị trường quốc tế. Các nhà xuất khẩu Malaysia hiện kỳ vọng sẽ tăng sản lượng xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc thêm 30% trong năm 2025.

Lào cũng vừa đưa ra những chiến lược quốc gia để hướng tới mục tiêu trở thành nhà cung cấp sầu riêng quan trọng cho thị trường Trung Quốc. Cụ thể, tỉnh Attapeu của Lào đã chính thức cấp quyền khai thác đất cho ba công ty trong nước để trồng sầu riêng trên diện tích hơn 273 ha, thời hạn 30 năm.

Chuyên gia đánh giá, để xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc, Lào là nước có lợi thế lớn về logistics. Tuyến đường sắt Viêng Chăn - Côn Minh có thể giúp các container rút ngắn thời gian vận chuyển, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa Lào xuất khẩu sang Trung Quốc.

Với sản lượng lên tới 1,83 triệu tấn mỗi năm, Indonesia hiện là một trong những quốc gia sản xuất sầu riêng lớn nhất thế giới. Theo Bangkok Post, Indonesia đang mở rộng canh tác và hoàn tất các thủ tục pháp lý để chuẩn bị bắt đầu xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc.

Theo đó, cơ quan hải quan Trung Quốc đã hoàn tất việc kiểm tra các vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng của Indonesia. Ngành sầu riêng Indonesia hiện đang tập trung giải quyết các vấn đề về logistics để chuẩn bị cho việc xuất khẩu sang Trung Quốc.

Một công ty xuất khẩu sầu riêng cho biết việc vận chuyển sầu riêng trực tiếp từ cảng Pantoloan ở tỉnh Trung Sulawesi đến Trung Quốc có thể rút ngắn từ một tháng xuống còn một tuần, đồng thời có khả năng cắt giảm một nửa chi phí vận chuyển.

Ngoài sự cạnh tranh của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, sầu riêng nội địa cũng cố gắng giành được "miếng bánh". Thời gian gần đây, sầu riêng nội địa lác đác xuất hiện trên các kệ hàng tại Trung Quốc khiến cho các nhà đầu tư “sôi sục”. Nhiều nhà đầu tư đã bắt đầu trồng những trang trại sầu riêng trải dài tít tắp tại Hải Nam và các tỉnh biên giới phía Nam như Vân Nam, Quảng Tây.

Theo SCMP, hàng loạt ông chủ từ các ngành công nghiệp khác - từ chủ mỏ ở Sơn Tây đến đại gia sản xuất ở Quảng Đông - đều đổ tiền vào trồng sầu riêng. Ông Michael Wang - người nổi tiếng trên mạng xã hội với biệt danh Maikou Wang - cho biết năm ngoái ông đã tiếp đón hơn 800 lượt nhà đầu tư muốn tham gia vào lĩnh vực trồng sầu riêng.

Từng bị xem là “vùng đất chết”, không dành cho cây sầu riêng do khí hậu khắc nghiệt và gió mùa thất thường, Hải Nam giờ đây là biểu tượng cho sự liều lĩnh và bền bỉ. Những người trồng sầu riêng ở Trung Quốc quyết tâm tập trung vào chất lượng để đáp ứng nhu cầu lớn trong nước.

 

(Chinhphu.vn) - Công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được nghỉ Lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày;

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành văn bản 6150/TB-BLĐTBXH thông báo về việc nghỉ tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh, nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 01/5 năm 2025 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.


Nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 01/5 năm 2025 từ 30/4/2025 đến hết ngày 04/5/2025

Công chức, viên chức được hoán đổi ngày làm việc từ thứ Sáu ngày 02/5/2025 sang thứ Bảy ngày 26/4/2025.

Như vậy, dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 01/5 năm 2025 công chức, viên chức được nghỉ 05 ngày liên tục từ thứ Tư ngày 30/4/2025 đến hết Chủ nhật ngày 04/5/2025 (làm bù vào thứ Bảy ngày 26/4/2025).


 "Bí quyết" trồng sầu riêng cho trái quanh năm

Một nông dân trẻ ở Đắk Nông đã khiến nhiều người bất ngờ khi trồng sầu riêng cho trái quanh năm, điều trước nay chưa từng thấy.

Không chỉ vậy, sầu riêng của nông dân trẻ này còn được bán với giá cao và luôn "cháy hàng".

Anh Bùi Đình Thuận (trú tại xã Đắk Nia, TP.Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông) là chủ nhân của khu vườn rộng hơn 22ha, trong đó có 6ha trồng xen sầu riêng với nhiều loại cây khác.

Theo anh Thuận, từ năm 2018-2019, gia đình anh bắt đầu trồng xen canh sầu riêng với cà phê, điều, măng cụt và vải thiều trên diện tích 6ha, với hướng đi đa dạng, giúp tận dụng hiệu quả đất đai và khí hậu đặc trưng của vùng cao nguyên.

Hiện tại, trong khu vườn của anh Thuận có khoảng 500 cây sầu riêng đang cho thu hoạch ổn định (chủ yếu là các giống Monthong và Ri6). Trung bình, mỗi cây cho khoảng 1,4 tạ quả/năm, tương đương khoảng 45 trái (trung bình 3 kg/trái).



Anh Bùi Đình Thuận đang cẩn thận kiểm tra những trái sầu riêng non mới đậu trên cành, xung quanh là đủ loại quả to nhỏ trên cây.


Những cây sầu riêng trong vườn của gia đình anh Thuận với đủ “bốn thế hệ” cùng lúc: hoa, trái non, trái già và trái sắp chín, minh chứng cho chu kỳ ra quả quanh năm.

Điều đặc biệt là vườn sầu riêng của anh Thuận cho trái liên tục quanh năm. Trên mỗi cây thường đồng thời xuất hiện cả trái non, trái vừa, trái già và chùm hoa mới, tạo ra chu kỳ ra quả đậu quả luân phiên.


“Từ năm thứ 4 trở đi, vườn sầu riêng bắt đầu ra trái liên tục. Gia đình tôi chủ động được chế độ dinh dưỡng, nước tưới, kỹ thuật chăm sóc nên cây không bị kiệt sức", anh Thuận chia sẻ.

Không sử dụng thuốc hóa học hay phân bón tổng hợp, gia đình anh Thuận trồng sầu riêng với phương pháp canh tác hữu cơ, thuận theo tự nhiên.

Nguồn dinh dưỡng chủ yếu đến từ các loại phân ủ hữu cơ như đạm cá, đạm đậu và phân tằm, những nguyên liệu dễ kiếm, thân thiện với môi trường và an toàn cho đất.

Nhờ kỹ thuật chăm sóc bài bản, anh Thuận không chỉ giữ được chất lượng trái ngon, đậm vị mà còn tạo điều kiện cho cây ra hoa, đậu quả bất kể mùa vụ.

Anh Trần Đức Cần (phụ trách kỹ thuật) đang tra tỉ lệ ra đậu hoa và chất lượng trái sầu riêng.

"Tôi không ép cây ra trái, mà tạo điều kiện thuận lợi để nó phát triển tự nhiên. Có lẽ vì vậy mà cây cho trái đều, không bị “mất sức” như cách làm truyền thống,” anh Thuận nói.

Sầu riêng không kịp chín để bán, khách đặt trước từ khắp các thành phố lớn trên cả nước

Nhờ chất lượng vượt trội và nguồn cung ổn định quanh năm, sầu riêng của anh Thuận luôn được tiêu thụ nhanh chóng, chủ yếu thông qua hình thức đặt trước và vận chuyển tận tay khách hàng.

Nhiều khách quen đến từ các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng...

“Tôi chỉ bán sầu riêng tự rụng, không cắt xanh. Khách hàng rất chuộng vì vị ngọt đậm, cơm dẻo, thơm mà không bị sượng. Giá bán dao động từ 80.000 - 100.000 đồng/kg, mà còn không đủ để giao cho khách hàng", anh Thuận cho biết.


Anh Cần chăm chú quan sát từng trái sầu riêng non đang phát triển, kiểm tra độ đậu trái để lên lịch bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho cây.

Hiện tại, anh Thuận đã tiếp tục trồng thêm 700 cây sầu riêng các giống DoNa và Ri6, Musang King, đang ở năm thứ hai.

Mô hình trồng sầu riêng-cây tiền tỷ của gia đình anh Thuận không chỉ mở ra hướng đi mới cho người trồng sầu riêng tại Đắk Nông, mà còn khẳng định tiềm năng của nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp chất lượng cao trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng ngày càng hướng đến sản phẩm sạch, an toàn và bền vững.


 Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành văn bản chỉ đạo triển khai các phần việc hỗ trợ Lâm Đồng kiểm soát chất lượng sầu riêng xuất khẩu.

Ngày 19.4, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành văn bản chỉ đạo triển khai các phần việc hỗ trợ tỉnh Lâm Đồng về việc kiểm soát chất lượng sầu riêng phục vụ xuất khẩu niên vụ 2025.



Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ cử các trung tâm phân tích trực thuộc, đã được chỉ định bởi Việt Nam và Trung Quốc, hỗ trợ Lâm Đồng kiểm tra chất lượng sản phẩm sầu riêng xuất khẩu trong niên vụ 2025.

Đơn vị cũng đang nghiên cứu việc thành lập chi nhánh của các đơn vị phân tích tại địa phương nhằm thuận tiện cho công tác lấy mẫu, kiểm nghiệm. Các chi nhánh này sẽ hoạt động theo cơ chế xã hội hóa, phục vụ công tác quản lý nhà nước.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường cũng giao Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường tiếp nhận, đánh giá và chỉ định các phòng kiểm nghiệm thực phẩm.

Đến nay, tổng cộng có 49 phòng kiểm nghiệm được chỉ định. Trong đó 15 đơn vị kiểm nghiệm Vàng Ô và 33 đơn vị kiểm nghiệm Cadimi trong nông sản.

Danh sách các phòng kiểm nghiệm, bao gồm kiểm nghiệm Cadimi và Vàng Ô trong mít và sầu riêng, đã được Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thông báo rộng rãi tới các chủ hàng và cơ sở bao gói trên toàn quốc.

Tổng cục Hải quan Trung Quốc cũng đã có thông báo về việc bổ sung hoặc khôi phục các phòng kiểm nghiệm từng bị tạm dừng.

Ngày 1.4.2025, Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã có văn bản hướng dẫn các phòng kiểm nghiệm hoàn thiện hồ sơ đăng ký theo quy định.

Việc thành lập chi nhánh phân tích tại Lâm Đồng sẽ tùy thuộc vào chính sách cụ thể của từng phòng kiểm nghiệm.

Bộ đề nghị địa phương hướng dẫn các cơ sở bao gói và chủ hàng chủ động liên hệ với phòng kiểm nghiệm để thống nhất phương thức lấy mẫu, khối lượng, thời gian và địa điểm phù hợp cho cả mùa vụ.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đánh giá cao sự chủ động của Lâm Đồng trong việc xây dựng đơn vị kiểm nghiệm tại địa phương, đồng thời đề nghị địa phương lựa chọn đơn vị đủ năng lực.

Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường sẽ hướng dẫn đơn vị hoàn thiện năng lực, thực hiện thủ tục đánh giá và chỉ định, sau đó gửi hồ sơ cho Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật để tổng hợp trình phía Trung Quốc phê duyệt.

Riêng vấn đề sầu riêng nhiễm Cadimi, Bộ giao Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật chủ trì, phối hợp với các địa phương xác định nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Các cơ quan chuyên môn tại địa phương có thể liên hệ với Cục để được hướng dẫn cụ thể.


 Năm ngoái, Việt Nam mạnh tay chi hơn 16 triệu USD nhập khẩu sầu riêng đông lạnh bởi nhu cầu thị trường tăng cao.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải Quan, năm 2024, Việt Nam đã chi 16,2 triệu USD nhập khẩu sầu riêng đông lạnh, tăng gấp 8 lần so với năm 2023.





Riêng tháng 12 năm ngoái, Việt Nam nhập đến 4,2 triệu USD sầu riêng đông lạnh, trong đó sản phẩm sầu riêng Musang King Malaysia chiếm lượng lớn. Đây cũng là mức cao kỷ lục và tăng 35 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Trong khi đó, các cửa hàng trái cây khác tại TP.HCM cũng nhập loại sầu riêng đông lạnh "trứ danh" từ Malaysia và bán giá dao động 500.000-600.000 đồng/hộp 400 gr, tương đương 1,2-1,3 triệu đồng/kg. Tuy nhiên, do nhu cầu tăng cao, một số nơi đã rơi vào tình trạng "cháy hàng".

Ở thời điểm mới được nhập về Việt Nam, giá sầu riêng Musang King Malaysia đông lạnh chạm mốc 1,6 triệu đồng/kg và được người bán giới thiệu vận chuyển bằng máy bay.

Đến cuối năm 2023, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ký nghị định thư với Malaysia và cho phép sầu riêng Musang King xuất khẩu chính ngạch vào Việt Nam. Đây chính là điểm sáng giúp cho mặt hàng này dễ dàng tiếp cận được với người dùng ở thị trường trong nước.

Dù Việt Nam đã trồng thành công giống sầu riêng Musang King, nhiều nhà vườn vẫn thường xuyên đối mặt với tình trạng quả bị sượng nước và năng suất cây trồng thấp.

Tại thị trường nội địa, sầu riêng Musang King có giá bán lẻ dao động 160.000-250.000 đồng/kg loại chưa tách vỏ.

Tuy nhiên, vào năm ngoái, nhiều người trồng sầu riêng Musang King thấp thỏm khi giá rớt xuống còn 70.000-80.000 đồng/kg, thậm chí quả bị sượng được rao bán 15.000-20.000 đồng/kg nhưng thương lái vẫn không mặn mà

Thời điểm "sốt" giá, nhiều nơi bán sầu riêng Musang King giá 500.000-850.000 đồng/kg với loại chưa tách vỏ, còn loại tách vỏ chạm mốc gần 2 triệu đồng/kg.

Dừa xiêm xanh Tam Quan được các nhà khoa học của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ bình tuyển là giống dừa uống nước ngon nhất Nam Trung bộ…

Bình tuyển giống, thâm canh cây dừa

Theo TS Vũ Văn Khuê, Phó Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ (ASISOV), trước đây, đơn vị đã thực hiện nhiều đề tài liên quan đến cây dừa. Trong đó có đề tài cấp Bộ điều tra, bình tuyển, nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cho cây dừa. Trong giai đoạn ấy, cây dừa chế biến ở Bình Định đang chiếm ưu thế, thế nhưng sau này người dân chú trọng đến cây dừa uống nước do được tiêu thụ mạnh.

“Khi dừa uống nước lên ngôi, ASISOV tiếp tục thực hiện đề tài cấp tỉnh nghiên cứu về cây dừa uống nước. Đến nay, ASISOV tiếp tục thực hiện một đề tài cấp Bộ về cây dừa Xiêm uống nước, đề tài này sẽ kết thúc trong năm 2025”, TS Khuê cho hay.

Đề tài nghiên cứu về cây dừa Xiêm uống nước xuất phát từ thực tiễn hiện nhiều địa phương trong vùng Nam Trung bộ đang mở rộng diện tích trồng dừa uống nước, trong khi hiện nay đang tồn tại rất nhiều giống dừa Xiêm uống nước xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau. Ví như ở Bình Định có giống dừa Xiêm xanh Tam Quan, ở Phú Yên có giống dừa Xiêm lửa, ngoài ra còn nhiều giống dừa Xiêm xanh có xuất xứ từ các tỉnh ĐBSCL du nhập vào vùng Nam Trung bộ.

Dừa xiêm xanh Tam Quan được các nhà khoa học của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ bình tuyển là giống chất lượng, phù hợp để phát triển trong vùng. Ảnh: V.Đ.T.

Dừa xiêm xanh Tam Quan được các nhà khoa học của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ bình tuyển là giống chất lượng, phù hợp để phát triển trong vùng. Ảnh: V.Đ.T.

“Chính vì vậy, nhiệm vụ đầu tiên của đề tài này là tập trung thu thập toàn bộ các giống dừa Xiêm đang tồn tại trong vùng Duyên hải Nam Trung bộ cũng như các giống du nhập về từ các tỉnh miền Nam. Sau đó phân loại, đánh giá tính thích nghi, năng suất, chất lượng khi trồng trong vùng Nam Trung bộ” TS Vũ Văn Khuê chia sẻ.

Qua quá trình điều tra, nghiên cứu của ASISOV, giống dừa Xiêm xanh Tam Quan (Bình Định) được các nhà khoa học bình tuyển là giống có nhiều nước, ngọt nước, phù hợp với việc phát triển cây trồng này trên địa bàn Nam Trung bộ.

Bên cạnh đó, ASISOV còn làm thay đổi phương thức canh tác cây dừa của người dân. Theo TS Vũ Văn Khuê, kiểu canh tác truyền thống của người dân vùng Nam Trung bộ là hầu như không đầu tư, tưới nước hoặc bón phân cho vườn dừa mà phó mặc cho trời. Hiện nay, dù người dân đã chuyển sang trồng dừa Xiêm uống nước nhưng vẫn chưa duy trì thói quen cũ, cây dừa vẫn bị bỏ mặc, không được tưới nước và bón phân hợp lý.

Do đó, trong mùa nắng nóng (từ tháng 5 đến tháng 8 hằng năm) cây dừa Xiêm ở Bình Định cũng như trong vùng Nam Trung bộ cho năng suất, sản lượng rất thấp. Trong khi mùa nắng nóng thì nhu cầu tiêu thụ dừa nước rất cao, thời điểm này có lúc giá dừa uống nước tăng đến 15.000đ/quả nhưng nhà vườn lại không có dừa để cung cấp cho thị trường. Vì vậy trong mùa nắng nóng, thị trường dừa ở Bình Định cũng như ở các tỉnh trong vùng Nam Trung bộ chủ yếu đưa dừa uống nước từ miền Nam về để cung ứng cho người tiêu dùng.

Hiện trong vùng Duyên hải Nam Trung bộ đang tồn tại rất nhiều giống dừa Xiêm uống nước. Ảnh: V.Đ.T.

Hiện trong vùng Duyên hải Nam Trung bộ đang tồn tại rất nhiều giống dừa Xiêm uống nước. Ảnh: V.Đ.T.

Theo các nhà khoa học của ASISOV, nguyên nhân dừa trong vùng Nam Trung bộ cho năng suất thấp, nhất là vào mùa nắng nóng là do không được đầu tư, tưới nước, bón phân như các cây trồng khác. Trong khi thực tế cho thấy những hộ trồng dừa tiếp cận được với quy trình kỹ thuật, cây dừa được đầu tư chăm sóc tốt thì cho quả quanh năm.

“Những vườn được chăm sóc tốt, trong mùa nắng vẫn cho quả đạt năng suất, chất lượng tốt, lúc này giá dừa nước rất cao nên người trồng có thu nhập khá”, TS Vũ Văn Khuê khẳng định.

Từ đó, ASISOV đề ra các giải pháp chăm sóc dừa như tưới nước, bón phân, đồng thời đề ra các công thức bón phân hợp lý để khuyến cáo cho nông dân. Nhờ đó, những năm gần đây, năng suất dừa uống nước của nông dân Bình Định và trong vùng Nam Trung bộ tăng cao rõ rệt, cả trong mùa nắng nóng.

Phủ kín đất hoang hóa bằng cây dừa

Theo ông Nguyễn Chí Công, Phó Chủ tịch UBND thị xã Hoài Nhơn (Bình Định), cuối năm 2024, UBND Thị xã đã ban hành kế hoạch bảo tồn và phát triển cây dừa giai đoạn 2025 - 2030 với mục tiêu nâng cao giá trị cây dừa.

Hiện thị xã Hoài Nhơn có tổng diện tích trồng dừa lên đến 2.850ha, chiếm hơn 30% diện tích trồng dừa toàn tỉnh Bình Định. Các xã, phường Hoài Hảo, Hoài Thanh Tây, Hoài Châu, Tam Quan Nam, Hoài Xuân là những địa phương có diện tích trồng dừa lớn. Cây dừa ở Hoài Nhơn từ lâu đã là nguồn thu nhập ổn định cho hàng nghìn hộ dân nơi đây.

Cũng theo ông Công, ở thôn Tăng Long 2, xã Tam Quan Bắc (thị xã Hoài Nhơn) có vườn dừa Xiêm xanh của ông Lê Xuân Bá (sinh năm 1957) cho khai thác đã nhiều năm nay, mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Vườn dừa rộng 1ha với 150 cây dừa Xiêm xanh, mỗi tháng ông Bá thu quả một lần, mỗi lần thu hoạch khoảng 600 quả, với giá bán sỉ tại vườn dao động từ 8.000 - 15.000đ/quả tùy mùa, vị chi mỗi tháng ông Bá có thu nhập từ vườn dừa gần 9 triệu đồng.

“Dừa Xiêm trồng trên đất cát ven biển cho nước ngọt pha chút vị mặn rất độc đáo, ai uống cũng phải khen” ông Công nhận xét.

Dừa xiêm trồng trên đất cát ven biển cho nước ngọt pha chút vị mặn rất độc đáo. Ảnh: V.Đ.T.

Dừa xiêm trồng trên đất cát ven biển cho nước ngọt pha chút vị mặn rất độc đáo. Ảnh: V.Đ.T.

Theo TS Vũ Văn Khuê, dừa Xiêm trồng trong vùng Nam Trung bộ có chất lượng rất tốt, được người tiêu dùng ưa thích. Dừa uống nước có thêm cơ hội khi đã được chính thức xuất khẩu vào thị trường Mỹ từ tháng 8/2023. Cơ hội cho dừa uống nước nhân đôi khi mới đây, vào tháng 8/2024, Trung Quốc đã ký nghị định thư cho phép dừa uống nước của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang nước này.

“Vừa rồi, ASISOV đã có đánh giá về tiềm năng của cây dừa trong vùng Nam Trung bộ và nhận thấy cây dừa trong khu vực có tiềm năng và giá trị rất lớn. Dừa là cây đa mục đích. Ví như dừa ta có thể chế biến ra các sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm, dược liệu, làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến khác như bánh, kẹo. Thậm chí hiện nay thân cây dừa ta già cũng được xẻ làm gỗ. Cả dừa ta lẫn dừa Xiêm đều có giá trị, mục đích kinh tế rất tốt” TS Khuê đánh giá.

Đặc biệt ở khía cạnh môi trường, hiện trong vùng Duyên hải Nam Trung bộ còn nhiều vùng đất hoang hóa, có nguy cơ thoái hóa cao, khó có khả năng trồng các loại cây khác thì cây dừa là đối tượng khả thi để phủ xanh những vùng đất này.

Nông dân Bình Định thâm canh dừa Xiêm uống nước. Ảnh: V.Đ.T.

Nông dân Bình Định thâm canh dừa Xiêm uống nước. Ảnh: V.Đ.T.

“Với những vùng dừa lớn, khi cây dừa đã trưởng thành sẽ hấp thụ CO2 rất tốt nên có thể tính đến chuyện thu nhập từ bán tín chỉ carbon. Đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu như hiện nay, gió bão xảy ra rất bất thường thì dừa là cây có sức chống chịu gió bão rất tốt”, TS Vũ Văn Khuê khẳng định.

“Dừa là một trong 6 cây công nghiệp được phát triển trong thời gian tới theo định hướng của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, theo đó, vùng Duyên hải Nam Trung bộ có chiến lược phát triển cây dừa kết hợp phát triển du lịch cảnh quan. Một vườn dừa rợp bóng mát, được dọn sạch sẽ có thể thu hút du khách vào dạo chơi, uống nước dừa tại chỗ…” TS Vũ Văn Khuê gợi mở.

 

Một trong những giống sầu riêng đắt nhất và chất lượng nhất được trồng ở Thái Lan là Kanyao, hay được dịch là sầu riêng cuống dài. Đây là trái cây quý được giới nhà giàu “săn lùng” nhiều nhất trên thế giới bởi hương vị thơm ngon đặc biệt, mịn như kem mà hiếm nơi nào có được.

Sầu riêng Kanyao được trồng ở vùng đất Nonthaburi, cách thủ đô Bangkok, Thái Lan khoảng 40 km về phía Bắc. Đây là loại sầu riêng đắt nhất thế giới và được mệnh danh là "vua của các loại sầu riêng".

Năm 2019, tại lễ hội King of Durian tổ chức ở Nonthaburi (miền trung Thái Lan), một quả sầu riêng thuộc giống Kanyao từ tỉnh Nonthaburi đã lập kỷ lục thế giới khi được đấu giá lên tới 48.000 USD (hơn 1,2 tỷ đồng).

sầu riêng đắt nhất thế giới

Sầu riêng Kanyao vốn có chất lượng đặc biệt thơm ngon trở nên quý hiếm vì mỗi năm chỉ có khoảng vài trăm trái sầu riêng Kanyao được bán ra thị trường. Tất nhiên, không phải tất cả quả sầu riêng Kanyao đều có giá 1,2 tỷ đồng. Thông thường, giá bình quân của những trái sầu riêng thuộc dòng Kanyao rất cao, tối thiểu là 20.000 baht/quả (khoảng 15 triệu đồng).

Sầu riêng Kanyao đắt đỏ như vậy không chỉ bởi thời gian và sức lao động của người nông dân, mà còn cả các chi phí khác. Trong đó, riêng chi phí mua nước về tưới cây mỗi năm đã tốn khoảng 2.200 USD (hơn 56 triệu đồng). Bất chấp mức giá cao ngất ngưởng, nhu cầu đối với sầu riêng Kanyao vẫn rất lớn, nguồn cung không thể theo kịp.

sầu riêng đắt nhất thế giới

Sầu riêng Kanyao tại trang trại Pa Toi Lung Mu ở Nonthaburi được bán với giá vài triệu/quả. (Ảnh minh họa)

Sầu riêng Kanyao có lịch sử lâu đời tại Thái Lan. Theo ghi chép, vào năm 1854, một người lính tên Sai Chimklai đã mang hạt giống sầu riêng Kanyao từ vùng Tanaosri về trồng tại huyện Bang Kruai, tỉnh Nonthaburi. Từ đó, giống sầu riêng này nhanh chóng lan rộng và trở thành biểu tượng của vùng đất này. Tuy nhiên, trận lụt lịch sử năm 2011 đã tàn phá hầu hết các vườn sầu riêng ở Nonthaburi, khiến Kanyao trở nên cực kỳ quý hiếm. ​

Sầu riêng Kanyao được biết đến với hình dáng tròn đều và cuống dài đặc trưng, có thể đạt từ 10 đến 14 cm. Thịt sầu riêng có màu vàng tươi, kết cấu mịn như kem, vị ngọt đậm đà và hương thơm đặc biệt. Ngay cả khi chín muồi, thịt quả vẫn giữ được độ săn chắc, không bị nhão như nhiều giống sầu riêng khác. ​

sầu riêng đắt nhất thế giới

Tại trang trại Pa Toi Lung Mu, rộng khoảng 7.800 m², sầu riêng Kanyao được trồng theo phương pháp hữu cơ, không sử dụng hóa chất. Mỗi cây chỉ cho ra một số ít trái và chúng được để chín tự nhiên trên cây. Nước tưới được sử dụng hoàn toàn bằng nước máy để đảm bảo chất lượng, thay vì dùng nước sông hay nước ngầm. Quá trình chăm sóc tỉ mỉ này góp phần tạo nên hương vị độc đáo và giá trị cao của sầu riêng Kanyao.

sầu riêng đắt nhất thế giới

sầu riêng đắt nhất thế giới

sầu riêng đắt nhất thế giới

Giá của sầu riêng Kanyao phản ánh độ hiếm và chất lượng vượt trội của nó. Tại trang trại Pa Toi Lung Mu, mỗi trái sầu riêng loại I được bán với giá trung bình khoảng 20.000 baht (tương đương 4,7 triệu đồng). Với hương vị độc đáo và độ hiếm có, sầu riêng Kanyao trở thành mục tiêu săn lùng của giới nhà giàu và những người sành ăn trên khắp thế giới. Tại Thái Lan, loại quả này thường được phục vụ trong các bữa tiệc sang trọng và được coi là biểu tượng của sự xa hoa.

theo: ngoisao.vn

Our Core Product

Mango Vietnam

Mango Vietnam

Cao Lanh Dong Thap

  • 5K

  • 1.5K

  • 1K

Organic fruit, GlobalGAP standard, certified with growing area code, production facilities meeting international standards, high quality, Vietnam Professional Fruit Export.

Pomelo Vietnam

Pomelo Vietnam

Giong Trom Ben Tre

  • 5K

  • 1.5K

  • 1K

Organic fruit, GlobalGAP standard, certified with growing area code, production facilities meeting international standards, high quality, Vietnam Professional Fruit Export.

Durian Vietnam

Durian Vietnam

Cai Lay Tien Giang

  • 5K

  • 1.5K

  • 1K

Organic fruit, GlobalGAP standard, certified with growing area code, production facilities meeting international standards, high quality, Vietnam Professional Fruit Export.

Lime Vietnam

Seedless Lime Vietnam

Duc Hoa Long An

  • 8K

  • 2.5K

  • 2K

Organic fruit, GlobalGAP standard, certified with growing area code, production facilities meeting international standards, high quality, Vietnam Professional Fruit Export.

Banana Vietnam

Banana Vietnam

Long Thanh Dong Nai

  • 8K

  • 2.5K

  • 2K

Organic fruit, GlobalGAP standard, certified with growing area code, production facilities meeting international standards, high quality, Vietnam Professional Fruit Export.

Jack Fruit Vietnam

Jack Fruit Vietnam

Long My Hau Giang

  • 8K

  • 2.5K

  • 2K

Organic fruit, GlobalGAP standard, certified with growing area code, production facilities meeting international standards, high quality, Vietnam Professional Fruit Export.

Dragon Fruit Vietnam

Dragon Fruit

Chau Thanh Long An

  • 8K

  • 2.5K

  • 2K

Organic fruit, GlobalGAP standard, certified with growing area code, production facilities meeting international standards, high quality, Vietnam Professional Fruit Export.

Team Image

Longan Vietnam

Cho Lach Ben Tre

  • 8K

  • 2.5K

  • 2K

Organic fruit, GlobalGAP standard, certified with growing area code, production facilities meeting international standards, high quality, Vietnam Professional Fruit Export.

Star Apple Fruit Vietnam

Star Apple Fruit

Xuan Hoa Soc Trang

  • 8K

  • 2.5K

  • 2K

Organic fruit, GlobalGAP standard, certified with growing area code, production facilities meeting international standards, high quality, Vietnam Professional Fruit Export.

Lychee Vietnam

Lychee Vietnam

Luc Ngan Bac Giang

  • 8K

  • 2.5K

  • 2K

Organic fruit, GlobalGAP standard, certified with growing area code, production facilities meeting international standards, high quality, Vietnam Professional Fruit Export.

Coconut Vietnam

Coconut Vietnam

Quoi Son Ben Tre

  • 8K

  • 2.5K

  • 2K

Organic fruit, GlobalGAP standard, certified with growing area code, production facilities meeting international standards, high quality, Vietnam Professional Fruit Export.

Sugar Cane Vietnam

Sugar Cane Vietnam

Phung Hiep Hau Giang

  • 8K

  • 2.5K

  • 2K

Organic fruit, GlobalGAP standard, certified with growing area code, production facilities meeting international standards, high quality, Vietnam Professional Fruit Export.

Dries Fruit Vietnam

Dried Fruit Vietnam

Cold - Hot Dried

  • 15K

  • 3.5K

  • 1.2K

Organic fruit, GlobalGAP standard, certified with growing area code, production facilities meeting international standards, high quality, Vietnam Professional Fruit Export.

Paris, France
Frozen Fruit Vietnam

Frozen Fruit Vietnam

IQF technical

  • 15K

  • 3.5K

  • 1.2K

Organic fruit, GlobalGAP standard, certified with growing area code, production facilities meeting international standards, high quality, Vietnam Professional Fruit Export.

United States of America
Fruit Juice Vietnam

Fruit Juice

OEM Manufacturing

  • 15K

  • 3.5K

  • 1.2K

Organic fruit, GlobalGAP standard, certified with growing area code, production facilities meeting international standards, high quality, Vietnam Professional Fruit Export.

Ho Chi Minh City, Vietnam

Our Core Competencies

Mango Vietnam

Post Harvest Experience

Pomelo Vietnam

High Tech Freezing

Durian Vietnam

High Tech Drying

CNA AGRIMEX - use Octo Frost's high-tech modern machinery system.

.

About Image

CNA AGRIMEX

The entire factory infrastructure is modern, well-equipped, and thoughtfully designed to meet the highest standards of food production. It is built with a strong focus on hygiene, operational efficiency, and compliance with international food safety regulations, ensuring a clean, safe, and professional production environment.

FROM MEKONG TO THE WORLD





Founder/CEO – Ms Vũ Ngọc Hà
Founder/CEO – Ms Vũ Ngọc Hà

Vietnam' professional fruit exporter - CNA AGRIMEX
Head Office: F3, Golden Palace, Me Tri Ward, Nam Tu Liem District, Hanoi, Vietnam.
Main Factory: F4-F5 KCN Phu Hoi, Duc Trong, Lam Dong, Vietnam.
Factory 1: Phu Son, Bu Dang, Binh Phuoc, Vietnam.
Factory 2: Binh Thanh, Giong Trom, Ben Tre, Vietnam.

Hotline: +84981691314 - Email: cna.agrimex@gmail.com


Design By Premium Blogger Templates